Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

PHÁT HIỆN SỚM TRẬT KHỚP HÁNG Ở TRẺ SƠ SINH



trật khớp háng bẩm sinh

                                                     TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH

Các bệnh bẩm sinh hay gặp ở trẻ sơ sinh, để lại nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ mà các bậc cha mẹ và kể cả các nhân viên y tế cũng có thể bỏ qua, do trẻ lúc này còn quá nhỏ các triệu chứng của bệnh khó phát hiện sớm.

Nguyên nhân:

-         do ổ cối cạn
-         hệ thống dây chằng, cơ xung quanh nhão, yếu

Các yếu tố thuận lợi:

-         Con so
-         Ngôi ngược
-         Tiền sử gia đình đã có trẻ bị trước đó
-         Đa thai (thai đôi, thai ba)
-         Trẻ là bé gái (bé gái hay gặp hơn bé trai, tỷ lệ gái/trai là 5/1)
-         Thiểu ối

Biến chứng:

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng như: đi cà thọt (chân cao chân thấp), tiêu chỏm xương đùi, thoái hóa khớp gây đau. Nhưng tệ hơn hết là để lại cho trẻ tâm lý mặc cảm, tự ti do dáng đi xấu.

Phát hiện sớm:

Dưới 6 tuần sau sinh, có thể phát hiện sớm nhờ vào 2 nghiệm pháp:
-         nghiệm pháp Barlow (làm trật khớp)
-         Nghiệm pháp Ortolani (Chỉnh khớp lại)
2 nghiệm pháp này có giá trị chẩn đoán sàng lọc sớm trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh rất tốt, nhưng hạn chế là phải được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên môn, và chỉ giá trị khi trẻ < 6 tuần tuổi (>6 tuần tuổi không thực hiện được do lúc này hệ thống dây chằng, cơ xung quanh bó cứng, và trở nên tương đối cố định).

 Tuy nhiên, tại nhà các mẹ có thể tự kiểm tra cho trẻ và phát hiện sớm bằng các dấu chứng sau:
-         Chân bên trật ngắn hơn, bàn chân xoay đỗ ra ngoài
-         Chân bên trật có nhiều vòng ngấn (nếp gấp) hơn chân bên lành.
-         Giới hạn động tác dạng khớp háng, có nghĩa là khi ta dạng chân trẻ ra 2 bên thì chân bên trật dạng ít hơn (bình thường thì chân trẻ dạng được 90 độ)
-         Co 2 chân trẻ lại (đùi vuông góc với thân mình, cẳng chân vuông góc với đùi), ta nhìn tầm ngang gối, hướng từ sau tới trước. Chân bên trật có đầu gối thấp hơn chân lành.

Nếu phát hiện ra những dấu bất thường trên sớm, nên cho trẻ đến khám tại các cơ sỏ chuyên môn, để được các bác sỹ chẩn đoán sớm và điều trị.
Với các trẻ dưới 4 tháng tuổi có thể siêu âm để phát hiện và chẩn đoán xác định, trẻ trên 4 tháng thì chụp X-Quang để xác định.

Xử trí:

-         Với trẻ dưới 6 tháng tuổi cho mang đai Pavlik, liên tục trong 4 tháng có sự theo dõi, hướng dẫn của bác sỹ chuyên môn. Với trường hợp phát hiện sớm ở giai đoạn này và được điều trị đúng kỹ thuật trên, tỷ lệ thành công tới 90% và không để lại di chứng nào.
-         Trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi thì xử trí nắn và bó bột, thời gian giữ bột từ 2 – 4 tháng.
-         Trẻ trên 24 tháng thì phải cần can thiệp của ngoại khoa thì mới cải thiện.

đai pavlik
                                                   (Trẻ mang đai Pavlik để điều trị) 

Qua đó, ta thấy việc phát hiện sớm trật khớp háng bẩm sinh sẽ phát thuận tiện cho việc điều trị và ngăn ngừa được biến chứng cho trẻ rất nhiều.