Thứ Hai, 24 tháng 10, 2022

PHÁT HIỆN SỚM TRẬT KHỚP HÁNG Ở TRẺ SƠ SINH



trật khớp háng bẩm sinh

                                                     TRẬT KHỚP HÁNG BẨM SINH

Các bệnh bẩm sinh hay gặp ở trẻ sơ sinh, để lại nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ mà các bậc cha mẹ và kể cả các nhân viên y tế cũng có thể bỏ qua, do trẻ lúc này còn quá nhỏ các triệu chứng của bệnh khó phát hiện sớm.

Nguyên nhân:

-         do ổ cối cạn
-         hệ thống dây chằng, cơ xung quanh nhão, yếu

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022

CHỨNG ĐỘT TỬ Ở TRẺ SƠ SINH

 

       Nguyên nhân gây ra chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Theo một nghiên cứu mới đây của tạp chí hiệp hội y khoa Mỹ, các trẻ sơ sinh chết vì chứng đột tử có liên quan tới mức serotonin trong não thấp hơn mức bình thường, trong khi serotonin là chất giúp điều hòa hơi thở, nhịp tim và huyết áp khi ngủ.
Nhóm trẻ sơ sinh là nhóm có nguy cơ bị hội chứng đột tử cao nhất bởi những nguy cơ sau:
  • Trẻ sinh non hoặc sinh ra quá nhẹ cân.
  • Trẻ sinh non hoặc quá nhẹ cân có nguy cơ nhiễm hội chứng SIDS
  • Trẻ thường nằm sấp khi ngủ.
  • Sinh ra từ mẹ dưới 20 tuổi.
  • Nếu bé đầu tiên mẹ sinh cũng nhiễm hội chứng này thì đến bé tiếp theo hoàn toàn có khả năng bị SIDS.
  • Bé trai thường có nguy cơ nhiễm hội chứng này nhiều hơn các bé gái.

   

       Cách để phòng tránh chứng đột tử hiệu quả

Không có cách nào đảm bảo tuyệt đối nhằm ngăn chặn chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, nhưng bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ nhiễm hội chứng này bằng cách làm theo lời khuyên của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ ( AAP), hãy đảm bảo cho bé một giấc ngủ an toàn sẽ giảm tối đa nguy cơ cho bé khỏi các nguyên nhân dẫn tới SIDS như nghẹt thở, khó thở.
  • Bạn không được để bé ngủ nằm sấp sẽ gây khó thở và thiếu ôxi
  • Không để bé ngủ thời gian dài trong xe hơi hoặc xe đẩy. Điều này đặc biệt quan trọng với các em bé dưới 4 tháng bởi bé có thể bị chết ngạt nếu đầu cuộn về phía trước quá nhiều.
  • Để đảm bảo an toàn sức khỏe cả mẹ và bé, bạn nên có lịch khám thai định kỳ từ trước khi sinh nhằm theo dõi cân nặng, sự phát triển của thai nhi và phòng ngừa nguy cơ sinh non. Đặc biệt, tuyệt đối trong thời gian mang thai, bạn không được hút thuốc, uống rượu hay sử dụng bất kỳ chất kích thích nào khác.
  • Dù là bạn cho bé ngủ chung hoặc đặt nôi, cũi bạn cũng nên đặt bé gần giường của bạn để theo dõi những bất thường và xử lí kịp thời khi bé ngủ.
  • Cho bé ngậm ti giả cũng là cách giúp bé ngủ ngon, sâu giấc và giảm thiểu khả năng bị mắc chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Cho bé đi tiêm chủng đầy đủ và đúng thời gian.
  • Hãy cho bé bú it nhất là 6 tháng. Theo một nghiên cứu lớn của các nhà khoa học Đức, nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn đến khi bé 1 tuổi có khả năng giảm tối đa nguy cơ giảm chứng đột tử cho trẻ.
                                        Nguồn xem thêm: https://suckhoeyhoc.blogspot.com/



Thứ Hai, 10 tháng 10, 2022

CHỨNG RUN LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ

                                                     CHỨNG RUN dấu hiệu bệnh gì? 


Run là tình trạng co cơ nhịp nhàng, CÙNG BIÊN ĐỘ, không tự chủ dẫn đến chuyển động rung lắc ở một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể. Đây là chứng rối loạn vận động phổ biến nhất. Nó thường ảnh hưởng nhất ở bàn tay nhưng cũng có thể xảy ra ở cánh tay, đầu (lắc đầu), miệng, dây thanh quản (nói run) , thân và chân. Run có thể không liên tục (xảy ra vào những thời điểm riêng biệt,và hoặc có thời gian nghỉ) hoặc liên tục.

Run là phổ biến nhất ở người trung niên và lớn tuổi (hay gặp tổn thương thực thể) mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỉ lệ ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ như nhau. 

Run cũng được phân loại là run nghỉ ngơi (run tĩnh) và run khi vận động (khi chúng ta làm một việc gì đó). Run khi nghỉ ngơi xảy ra khi các cơ được thư giãn, chẳng hạn như khi ngồi yên. Loại run này có thể gặp trong bệnh Parkinson. Triệu chứng run xảy ra khi các cơ đang được chuyển động một cách tự ý.

NGUYÊN NHÂN NÀO CÓ THỂ GÂY RA CHỨNG RUN TAY

Run là do sự phối hợp sai các cử động của các cấu trúc não như hạch nền và tiểu não. Một số dạng run có thể xảy ra trong gia đình hoặc do di truyền, nhưng hầu hết chúng không phải.

    1. Run có thể do một số tình trạng thương tổn thần kinh khác nhau bao gồm nhưng không giới hạn ở bệnh Parkinson, Run sinh lý, loạn trương lực cơ, đột quỵ, đa xơ cứng, run thế đứng, bệnh Huntington. 

   2. Run có thể do thuốc, nhưng không giới hạn ở caffeine, albuterol, lithium, và một số loại thuốc co giật và thuốc chống trầm cảm.

   3. Run cũng có thể được gây ra bởi các tình trạng chuyển hóa như cai rượu, chức năng TUYẾN GIÁP bất thường, bệnh gan hoặc thận hoặc LO ÂU. 

        Điều trị run tay như thế nào?

Việc điều trị chứng run phần lớn phụ thuộc vào NGUYÊN NHÂN ra chứng run và có thể khá đa dạng. Điều trị đầu tiên nhằm mục đích điều trị các nguyên nhân có thể đảo ngược, như thuốc và điều chỉnh lối sống.

 Các phương pháp bao gồm sử dụng thiết bị thích ứng hoặc liệu pháp vận động. Thuốc cũng có thể được sử dụng nếu tình trạng run vẫn còn gây khó chịu. Thuốc tiêm Botulinum có thể được sử dụng cho một số chứng run nhất định, đặc biệt là đối với chứng run của đầu và cổ. Các dạng run khác có thể cần đến sự can thiệp của phẫu thuật.

         Bạn có thể mong đợi điều gì? 

Run tay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây cản trở đến các công việc và cuộc sống hàng ngày. Run cũng có thể gây khó chịu về mặt xã hội và có thể khiến mọi người hạn chế các hoạt động của mình để tránh xấu hổ hoặc tự ý thức. 

Run do tình trạng thoái hóa thần kinh (thường gặp người lớn tuổi, hoặc chấn thương thần kinh..) thường sẽ trầm trọng hơn theo tuổi tác. Tuy nhiên, run cơ năng, run do thuốc và run sinh lý thường không xấu đi theo thời gian và thực sự có thể cải thiện hoặc giải quyết nếu nguyên nhân cơ bản được điều trị.

Nguồn: Thần_Kinh_Học



Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2022

CẤP CỨU TRONG PHÒNG THE

               Đừng xem thường những sự cố phòng the. Nếu không cẩn thận, bạn có thể gặp rắc rối. Kỹ thuật sơ cứu là bài học bắt buộc cho cặp vợ chồng. Điều đáng tiếc có thể xảy ra cho bất cứ ai, ngay cả những người có nhiều kinh nghiệm yêu đương.

              Bạn cần chuẩn bị một vài kiến thức sơ cấp cứu cần thiết trong chuyện gối chăn để có thể chủ động xử lý khi bất ngờ gặp sự cố trong những giây phút ngọt ngào Dưới đây là những cách sơ cứu bạn cần ghi nhớ:
 
             - Gãy "niềm tự hào":
      Sự cố này thường xảy ra ở những người trẻ có ham muốn cao hay thích tư thế sáng tạo trong giao hợp. Chỗ bị gãy thường nằm ở gốc hoặc 1/3 phía trong "niềm tự hào" của quý ông. Tai nạn xảy ra đột ngột làm cho người nam có cảm giác như bị vỡ bục và đau nhói ở vùng bị gãy. Vị trí ấy ngày càng sưng to và biến dạng, quy đầu bị lệch, vẹo sang bên đối diện với chỗ vỡ. Trường hợp nhẹ, không được mổ ngay, tổn thương cũng có thể tự hết. Sau nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ, "khu trung tâm" sẽ hết bầm tím, không còn sưng to nhưng bị cong hoặc gập nặng nề, ảnh hưởng đến việc gần gũi sau này. Hơn nữa, việc sửa lại di chứng cong, gập do gãy sẽ phức tạp hơn nhiều. Do đó, một trong những nguyên tắc quan trọng trong xử trí là bệnh nhân cần được điều trị sớm. Không tự ý chườm lạnh hoặc nóng tại nhà. Cũng đừng nắn vào chỗ gãy vì sẽ gây đau nhói. Tốt nhất, nên giữ chặt phần gãy bằng khăn mềm. Sau đó đưa anh đến bệnh viện gần nhất.

            - Chảy máu khi gần gũi - Đối với nam giới: Thường gặp nhất là do đứt phanh hãm quy đầu. Phanh hãm có chức năng quan trọng là giữ cho bao quy đầu không tuột ra. Do đó, nếu quá vội vàng, hấp tấp khi gần gũi phanh sẽ bị co kéo, gãy đầu. Dương vật bị đứt phanh hãm có khả năng liền tự nhiên. Nhưng tốt nhất là sau sự cố đầu tiên, các quý ông cần đến cơ sở y tế để được may vá lại. Khi bị đứt lần hai phải làm phẫu thuật để kéo dài dây cương trở lại. Ngoài ra, việc chảy máu còn xuất hiện khi người chồng "xuất quân". Nguyên nhân có thể do bị nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt hay túi tinh. Chồng bạn cần phải được khám chuyên khoa và xác định nguyên nhân gây bệnh để điều trị. Tuy nhiên, trong thời điểm cấp bách, bạn có thể giúp anh ấy chườm nóng vùng hạ bộ, ngâm phần dưới cơ thể trong nước ấm và dùng thuốc giảm đau nhẹ để anh dễ chịu hơn.
 - Đối với phụ nữ: Cần ngưng ngay việc quan hệ nếu là do loét sinh dục, chờ đến khi chữa lành vết thương. Nếu chảy máu do giao hợp quá thô bạo dẫn đến chấn thương mô âm đạo, vẫn có thể tiếp tục sau khi điều chỉnh lại nhịp điệu phù hợp.

         - Thượng mã phong:
         Đây là hiện tượng sau khi phóng tinh, sắc mặt người nam đột nhiên trắng bệch, thở ngắn, tay chân co giật, lạnh toàn thân, mạch đập yếu, shock và ngất đi. Người vợ cần nhanh chóng dùng vật nhọn (kim băng, kẹp tóc) châm mạnh vào đầu xương cụt (huyệt trường cường) của chồng. Đồng thời dùng móng tay bấm mạnh vào huyệt nhân trung (vị trí giữa của rãnh nhân trung chạy từ gốc mũi xuống môi trên) để giúp tri giác phục hồi nhanh chóng. Đồng thời, kết hợp làm hô hấp nhân tạo để kích thích hô hấp. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện. Nếu không, có thể dẫn đến tử vong. Lưu ý: Trong tất cả trường hợp, yếu tố tâm lý rất quan trọng. Trước tiên, khi xảy ra sự cố, nên bình tĩnh xử trí. Sau đó sơ cứu theo cách hướng dẫn trên, ổn định tinh thần vợ/chồng và đưa đến bác sĩ càng nhanh càng tốt.

XEM THÊM: https://suckhoeyhoc.blogspot.com/